FAQ : Mức độ chịu nước của đồng hồ tính như thế nào ?

FAQ : Mức độ chịu nước của đồng hồ tính như thế nào ?

Đơn vị để đo Độ chịu nước( chịu áp suất) của đồng hồ có thể là M, ATM hoặc BAR:

- 30M, 3ATM, 3BAR( hoặc chỉ ghi là Water Resistance): Chỉ chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa.

- 50M, 5ATM, 5BAR: chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm.

- 100M, 10 ATM, 10BAR: chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, tắm, đi bơi.

- 200M, 20ATM: Chịu nước ở mức rửa tay, đi mưa, đi bơi, lặn.

[​IMG]

 

Độ chịu nước của  đồng hồ thường được ghi ở trên mặt số hoặc đáy của đồng hồ. Mức độ chịu nước của đồng hồ phụ thuộc vào độ chịu nước của nó tuy nhiên thì thực tế thường thấy:

- Đồng hồ mỏng( máy mỏng, pin mỏng): Chịu nước trung bình

- Đồng hồ nữ kiểu lắc: Chịu nước kém hoặc trung bình( 3ATM).

- Đồng hồ lắp dây da: Thường chịu nước ở mức trung bình.

- Đồng hồ thể thao, đồng hồ Chronograph: Thường chống nước tốt đến mức độ áp suất khi bơi, một vài loại chuyên dụng có thể chịu được áp suất trong khi lặn.

- Đồng hồ có gioăng kính, gioăng núm, gioăng đáy chống nước tốt khi ở trạng thái nguyên bản( khi thay đổi gioăng sẽ bị kém đi).

Chú ý:

- Đồng hồ sau khi thay pin hoặc mở máy để sửa chữa thì mức độ chịu nước sẽ kém đi nếu sửa chữa tại các nơi không có thiết bị sửa chữa hiện đại. Để đảm bảo phải mang đến các trung tâm bảo hành của các công ty lớn để sửa chữa khi cần thiết.

- Những mức áp suất trên được kiểm nghiệm khi Đồng hồ ở trạng thái tĩnh(đặt cố định trên nền bất động) còn khi đeo trên tay là ở trên nền chuyển động( trạng thái động) thì độ chịu nước(độ chính xác chế tạo và độ bền vật liệu theo dung sai tiêu chuẩn) sẽ bị áp suất biến đổi ở môi trường rộng xung quanh Tác dụng đa chiều và liên tục nên mức độ thực tế sẽ kém hiệu quả hơn. Những chỉ số kỹ thuật như 30m, 50m, 100m... để chỉ mức áp lực tương đương với độ sâu, được nén và hút trong máy chuyên dụng chứ không hẳn là trong môi trường tự nhiên.